Nhiều người vẫn băn khoăn không biết thành lập một công ty sẽ trải qua các bước làm việc hay quy trình nào, phải tuân theo những thủ tục nào. Vì thế để hỗ trợ những người chưa nắm rõ, thông qua bài viết dưới đây trungluu giới thiệu đến bạn cách thành lập doanh nghiệp đầy đủ quy định và hợp pháp, cùng tham khảo ngay nhé.
1. Các bước thành lập doanh nghiệp
Quy trình để thành lập doanh nghiệp gồm các bước sau
Bước 1: Chuẩn bị các thông để soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Thông tin của người đại diện pháp luật và các cổ đông sáng lập.
- CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu sao y công chứng
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Địa chỉ hộ khẩu thường trú của các cổ đông góp vốn và người đại diện pháp lí
- Địa chỉ chỗ ở hiện tại của các cổ đông góp vốn và người đại diện pháp luật
- Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông;
- Tên công ty dự kiến đặt
Tên công ty phải viết được bằng tiếng việt, phải có tối thiểu hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng.
- Địa chỉ trụ sở công ty
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ phải được xác định rõ và càng chi tiết và chính xác càng tốt
- Ngành nghề kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh phải khớp theo mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia.
- Vốn điều lệ đăng ký
Bước 2: Soạn thảo và nộp hồ sơ thành lập
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Dự thảo điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập
- Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của các cổ
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Bước 3 :Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng bố cáo thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Bước 4 : Khắc dấu pháp nhân của doanh nghiệp và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp
Các thủ tục sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu.
>> Xem thêm: Làm quản lý thật nhàn với [5 cách] quản lý nhân viên hiệu quả
2. Các yếu tố để thành lập doanh nghiệp hợp pháp
Dưới đây là những thông tin cần để thực hiện thành lập doanh nghiệp
Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Sau khi đã thành lập và có được giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn cần làm công việc cần thiết đó là khắc dấu. Con dấu cần những thông tin cần thiết ví dụ như mã số doanh nghiệp và tên của doanh nghiệp
Mở tài khoản ngân hàng của công ty
Để hoạt động tốt, công ty sẽ phải mở rất nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau, tuy nhiên sẽ có một ngân hàng chính dùng để đóng thuế hàng tháng, hàng năm và phải có thông báo đến cơ quan đăng kí kinh doanh.
Đặt bảng hiệu công ty
Theo quy định tại khoản của Luật doanh nghiệp, mọi doanh nghiệp phải có bảng hiệu với tên gắn với trụ sở chính. Nếu không gắn bảng hiệu, sẽ bị xử phạt hành chính do vi phạm luật lên tới 15.000.000 đồng.
Mua chữ ký số và làm thủ tục khai thuế ban đầu
Thủ tục khai thuế ban đầu bao gồm: quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán, đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng, đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn…
Qua bài viết chúng tôi mách bạn cách thành lập doanh nghiệp. Có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì các bạn liên văn phòng tư vấn luật doanh nghiệp của Luật Dương Gia chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng 24.7.
Thông tin liên hệ: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
>> Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh ngành xuất nhập khẩu