Có nên trồng cây chay trước nhà hay không?

Cây chay mang ý nghĩa về mặt phong thủy, người ta trồng cây chay trong khuôn viên nhà cũng mang ý nghĩa về mặt phong thủy. Cây chay đại diện cho sức sống bền bỉ, cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh đặc biệt phù hợp với nhiều địa hình, cây là loại cây dễ thích nghi sống được nhiều môi trường khác nhau. Con người chúng ta mà biết thích nghi với mọi hoàn cảnh thì ắt sẽ có thành công.

Bên cạnh đó: Cây chay có thể được chọn là cây trồng cổ thụ hoặc cây trồng chính của một thiết kế cảnh quan xanh, nó có những tán lá và cành mang dáng vẻ trang nghiêm và cổ kính. Bên cạnh đó cây cũng có thể làm cây bóng mát, cây ăn quả.

cây chay cổ thụ
Hình: cây chay cổ thụ

Đôi nét về cây Chay:

Cây Chay có tên khoa học là Artocapus Tonkinensis. Cây chay thuộc họ Moraceae( dâu tằm).Cây chay là loài cây trồng phổ biến ở miền quê Việt Nam ta từ xưa đến nay giống như nhiều loại cây khác: Cây bồ đề, cây mít…. Cây chay du nhập về nước ta và được trồng nhiều tại miền quê Bắc Bộ. Cây sau đó phần bố và phát triển rộng rãi tại nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Cây phân bổ tự nhiên tại các tỉnh tại vùng núi phía bắc như Lai Châu, Lào Cai. Cây ưa vùng khí hậu tại đất nước ta, cây sinh trưởng và phát triển rất tốt. Cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới giá mùa ẩm, cường độ ánh sáng mạnh. Cây chay ngày nay không chỉ biết đến ở vùng nông thôn Việt, cây còn được biết đến là một loại cây cảnh, cây bosai. Cây trồng phổ biến tại khu đô thị, khu chung cư, khu du lịch sinh thái, công viên…..bởi lẽ cây là loài cây rất rễ nhân giống, rất dễ thích nghi chính vì vậy nó ngày càng phổ biến, ta có thể dễ dàng bắt gặp trên lãnh thổ nước ta.

Thân cây chay: Cây Chay là loài cây thân gỗ lớn, tốc độ phát triển chậm. So với một số loài cây thân gỗ ở Việt Nam thì Chay là loài có tốc độ phát triển kích thước thân chậm. Thân cây to tròn, thân cây phân nhánh nhiều tạo ra bóng mát lớn, đường kính thân to khoảng 70cm đến 1m. Thân cây có lớp vỏ dầy và nhẵn.

Vỏ cây Chay: vỏ cây Chay là phần mang tới điểm riêng biệt của loài chay. Vỏ chay được sử dụng trong việc ăn trầu- tục lệ văn hóa tại Việt Nam. Vỏ chay có vị chát cà cay được ăn kèm với lá trầu là biểu trưng văn hóa tại Việt Nam. Cành cây cũng tròn và có lớp vỏ nhẵn. Cây chay có rất nhiều nhựa, nhiều nhất là ở trong những cành non.

Ngoài ra cây chay còn nhiều công dụng khác. Từ một số bộ phận như quả, vỏ cây. Vỏ cây chay có vị chát, nhiều nhựa được các cụ ăn kèm với món trầu. Quả chay có vị chua dịu và hơi chát, tính bình,có tác dụng thanh nhiệt, khi chín có thể ăn trực tiếp, quả này ăn tương đối phù hợp với những ngày hè nóng lực. Quả chay có vị chua có thể dùng làm nguyên liệu cho một số món ăn bởi vị chua của nó rất đặc trưng, ví dụ như món canh chua. Quả tranh và rễ còn là một bài thuốc trong đông y. Người ta dùng quả chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chữa xương khớp. Quả khô hay rễ khô đem sắc nước uống chữa phong tê thấp, làm chắc chân răng….

Ngày nay người ta thường mua bán cây chay để trồng cho những thiết kế cảnh quan cho không gian xanh tại gia đình chúng ta.

Xem thêm:

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *