Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi

Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi

Xử lý nước thải chăn nuôi có khá nhiều quy trình công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng ở nước ta. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào tùy thuộc vào điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế của cơ sở chăn nuôi. Mục tiêu cuối cùng của các công nghệ xử lý là làm cho nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường

Có khá nhiều quy trình công nghệ xử lý nước thải trong chăn nuôi đang được áp dụng ở nước ta. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nào tùy thuộc vào điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế của cơ sở chăn nuôi. Mục tiêu cuối cùng của các công nghệ xử lý là làm cho nước thải đạt quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Một số quy trình Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi heo:

Quy mô nhỏ (hộ gia đình)

Nước thải -> hố biogas (xử lý kỵ khí) -> hố lắng (2 cấp)

Quy mô trung bình (< 1.000 đầu gia súc)

a) Nước thải -> ngăn lắng cát -> hố biogas (xử lý kỵ khí) -> hố lắng (2 cấp) ->mương sinh học hiếu khí -> hố lắng (3 cấp) -> mương chứa (ổn định) -> tuần hoàn để tưới cây.

b) Nước thải -> ngăn lắng cát -> hố biogas (xử lý kỵ khí) -> hố lắng (2 cấp) ->bể Aerotank -> bể lắng bùn -> hồ ổn định -> tuần hoàn để tưới cây.

Quy mô lớn (> 1.000 đầu gia súc)

Nước thải -> bể lắng cát -> bể điều hòa -> bể kỵ khí /hố biogas -> bể chỉnh nồng độ -> bể Aerotank -> bể lắng bùn -> hồ ổn định -> tuần hoàn để tưới cây.

Mô hình Biogas là một mô hình bảo vệ môi trường phổ biến và hiệu quả nhất tại các trại chăn nuôi ở Việt Nam. Hiệu quả bảo vệ môi trường của mô hình biogas là khống chế ô nhiễm mùi hôi, giảm thiểu ô nhiễm do nước thải và chất thải rắn, đồng thời sử dụng được khí sinh học để làm chất đốt.

Có nhiều loại hầm lên men Biogas. Hiện nay đang thịnh hành 3 loại hầm: Hầm xây có nắp cố định, hầm xây có nắp trôi nổi và túi biogas bằng nhựa polyethylene. Hầm xây bằng gạch, xi măng có nắp cố định hay nắp trôi nổi đã phát triển trong nhiều năm ở Đồng Nai. Loại túi ủ biogas bằng nhựa khá dễ lắp đặt và rẻ tiền.

Chức năng của hầm biogas là xử lý được phần lớn chất hữu cơ, giảm đáng kể lượng khí độc phát sinh, diệt các mầm bệnh trong nước thải, đồng thời cung cấp một lượng khí đốt rẻ tiền.

Trung bình 1m3 hầm ủ xử lý lượng nước thải 40-50 lít nước thải/ngày với lượng phân của 2-3 con heo trưởng thành. Thời gian nước thải ở trong hầm biogas tối thiểu 20 ngày mới đảm bảo hiệu quả xử lý.

Việc xử lý và xây dựng hầm biogas phải được các kỹ thuật viên có chuyên môn nghề nghiệp cao thực hiện mới đảm bảo hoạt động hiệu quả và lâu bền.

Đối với túi ủ biogas bằng túi nhựa, các cơ sở chăn nuôi có thể mời kỹ thuật viên lắp đặt hay tự thiết kế, thi công theo hướng dẫn kỹ thuật của các cơ quan chuyển giao kỹ thuật.

Đối với túi ủ bằng bạt cao cấp HDPE: Việc sử dụng túi biogas bằng vật liệu HDPE có một số ưu điểm như sau:

– Tấm bạt HDPE hay màng chống thấm HDPE HSE có bề mặt màu đen, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ hấp thu được nhiều nhiệt lượng, giữ và ổn định nhiệt nên nhiệt độ của hầm biogas sẽ cao hơn so với các hầm bê tông. Do đó, hiệu quả sinh gas sẽ cao hơn.

Xử lý nước thải chăn nuôi với bạt lót
Xử lý nước thải chăn nuôi với bạt lót

– Kỹ thuật xây dựng đơn giản, thể tích lớn.

– Đảm bảo được độ kín nên hiệu quả cao trong suốt quá trình sử dụng công trình.

– Bảo trì (hút bùn cặn) dễ dàng nên dễ sàng sau một thời gian sử dụng (trung bình 05 năm) để duy trì hiệu quả sinh khí gas tốt của công trình.

– Chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp trung bình khoảng 5% tổng chi phí của phần bạt HDPE nắp thu gas.

– Chi phí đầu tư rẻ (chỉ bằng khoảng 1/5 giá thành so với hầm bê tông, tương đương 100.000 đ/m3 hầm).

– Tuổi thọ trung bình của tấm bạt HDPE thu gas trung bình trên 10 năm, bạt HDPE lót đáy tuổi thọ 50 năm.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

>> Giải pháp môi trường

>> Xử lý rác thải công nghiệp

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *