Kỹ thuật nuôi bò đẻ – Trọn bộ cách chăn nuôi bò để được chia sẻ từ các chuyên gia
Nuôi bò là công việc đơn giản đối với người nông dân vì nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có và cách chăm sóc đơn giản. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi bò đẻ thì không phải ai cũng biết, hãy cùng tìm hiểu về kỹ thuật nuôi bò đẻ ngay trong bài viết này nhé.
>>> Xem thêm: Chế biến thức ăn cho bò chửa bằng Máy cắt cỏ voi
Ngoài những yếu tố cơ bản khi nuôi bò như xây dựng chuồng, lựa chọn vị trí,… thì khi nuôi bò đẻ, các bạn phải chú ý đến những kỹ thuật sau đây:
1. Cách chọn giống bò cái sinh sản
Ngoại hình: cần lựa chọn những con có dáng nhanh nhẹn. da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các bộ phận có sự cân đối với nhau.
Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to và hàm răng phải đều đặn, răng trắng bóng và cổ dài vừa phải, da cổ có nhiều nếp nhăn.
Phần ngực của bò phải rộng và sâu, xương sườn mở rộng, cong về phía sau và bụng to nhưng không được sệ xuống. Bốn chân phải khỏe, chắc, thẳng nhưng không nên lựa chọn chân quá lớn, nên chọn chân mảnh.
Đặc biệt, đối với bộ phận đầu vú phải phát triển, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đây là những yếu tố giúp bê con ra đời có thể dễ dàng hấp thu sữa mẹ.
Kinh nghiệm chọn bò cái sinh sản:
Giống bò tốt là những giống có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn.
Bò thường động dục vào lần đầu tiên khoảng từ 18 – 21 tháng tuổi, trong khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi thì bỏ có khả năng đẻ lứa đầu tốt.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn là một ưu điểm khi lựa chọn bò. Thời gian thích hợp là từ 12 – 14 tháng đẻ 1 con bê con.
2. Phối giống cho bò
Để tiến hành phối giống cho bò, cần quan sát và phát hiện bò động dục kịp thời để khả năng thụ tinh cao hơn. Bò cái động dục thường có những biểu hiện sau: bò kêu rống, đi lại với dáng vẻ bồn chồn, phá chuồng, bỏ ăn hoặc ăn rất ít, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng im để con khác nhảy lên lưng lại. Quan sát âm hộ hơi mở, có màu hồng đỏ nhẹ, có niêm dịch từ âm hộ chả ra như nhựa chuối.
Phối giống bằng cách thụ tinh nhân tạo: Có thể dùng một vật dụng, là tinh cọng rạ đông lạnh và các dụng cụ để dẫn tinh viên phối giống nhân tạo vào người bò cái. Kết quả thụ tinh nhân tạo là bê lai đẻ ra do thụ tinh nhân tạo sẽ có ngoại hình đẹp và lớn hơn sơ với các cách phối bằng bò đực phối trực tiếp.
3. Chăm sóc và đỡ đẻ cho bò chửa
Chăm sóc bò chửa:
Thời gian mang thai, bò cái cần được ăn uống đầy đủ, một ngày ăn khoảng 30 – 35 kg cỏ tươi, ăn thêm 2 kg rơm ủ và 1 thức ăn tinh như ngô, cám, bổ sung bột xương cho bò.
Tránh việc xua đuổi khiến bò di chuyển mjanh vào tháng thứ 3, thứ 7, 8 và 9. Không nên để bò làm việc quá nặng nhọc vì dễ gây sẩy thai.
Đỡ đẻ cho bò: Nếu bò phát triển tốt, thai khỏe mạnh thì chi cần dùng tay kéo nhẹ thai ra khi bò đẻ là được. Sau khi bò đẻ được thì cắt dây rốn dài từ 10 – 12 cm và sát trùng bằng cồn 5%.
Sau khi bê con ra đời, cần vệ sinh thật sạch sẽ, lau nước dãi trong mũi và mồm của bê, để bò tự liếm bê con. Bà con nên cắt bỏ móng để bê di chuyển không bị trơn trượt. Vệ sinh sạch phần thân sau và bầu vú của bò mẹ, tăng cường bổ sung nước cho bò, cho bò ăn cám và uống nước nhiều.
Trên đây là chia sẻ cho bà con về kỹ thuật nuôi bò đẻ trong giai đoạn phối giống tới đỡ bê con ra đời. Chúc bà con có được sự thành công từ đàn bò của mình.