NGÔI CHÙA KUTHODAW – NỔI TIẾNG NHẤT MANDALAY

thành phố Mandalay, thủ đô cuối cùng của các triều đại vua ở Myanmar, có nhiều đền chùa, tháp và tự viện được xây dưới thời trị vì của vua Min Don (1808 – 1878). Các chùa và tự viện nổi tiếng tập trung dưới chân đồi Mandalay như tự viện Shwe Nandaw Kyaung hay Kim Các tự vì toàn tự viện được dát vàng. Nhưng ngôi ngôi chùa nổi tiếng nhất nơi đây là Kuthodaw, một bảo tháp Phật giáo, nằm giữa Đồi Mandalay và Cung điện Mandalay, không xa so với Đền Sandamuni.

CHÙA KUTHODAW

 

Địa chỉ: Đường số 62, giữa đường số 10 và đường số 11 (nằm ở phía Đông Bắc của Cung điện Hoàng gia, dưới chân lối vào phía Nam của Đồi Mandalay)

Cách đi: Mất khoảng 5-10 phút để đi bộ từ Đồi Mandalay, Cung điện Hoàng gia hoặc Đền Sandamuni.

Vào năm 1857, chùa được xây dựng và còn có tên là chùa Mahalo Gama Ruosheng, có nghĩa là “ngôi chùa lớn nhất thế giới” theo người dân Myanmar. Đây là một quần thể bao gồm 1 ngôi chùa chính và nhiều đền tháp nhỏ bao quanh, được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay. Chùa chính của Kuthodaw có chiều cao 57m, mạ vàng, giống hình ảnh của ngôi chùa Shwedegon nổi tiếng tại Yagon. Ngoài nhóm bảo tháp chứa kinh Phật, từng lối vào chùa Kuthodaw đều được xây dựng từ gỗ tếch, với màu đỏ và vàng tươi (điều này hiếm khi được thấy ở các ngôi chùa Phật giáo khác ở Myanmar). Có một cái cây lớn trong sân được cho là một cây cổ thụ đã khoảng 118 tuổi. Có 730 tháp được sắp xếp gọn gàng theo 03 hàng (trong cùng là 42 tháp, 168 tháp ở giữa và ngoài cùng là 519 tháp) xung quanh ngôi chùa vàng trung tâm.

CHÙA KUTHODAW

 

 

 

CHÙA KUTHODAW

Khi ngôi chùa Kuthodaw được xây dựng xong, 2.400 nhà sư từ tất cả các vùng của bán đảo Đông Dương theo sự triệu tập của vua Min Don đã tới tham dự và hoàn tất hội nghị sửa đổi kinh Phật lần thứ VI. Những cuốn kinh Phật sau khi được sửa đổi này đã được khắc trên 729 phiến đá cẩm thạch khổng lồ bằng tiếng Pali (ngôn ngữ Nam Phạn), được coi là bản kinh Pali bằng chữ viết điển hình đầu tiên. Các phiến đá được đặt trong những tòa nhà nhỏ trông giống những hang động và có kích thước 1,5m x 1m mỗi phiến. Những cuốn sách này được gọi là “cuốn sách lớn nhất thế giới” vì nội dung hoàn chỉnh và quy mô lớn của nó (người ta nói rằng nếu một người đọc liên tục tám giờ một ngày, phải mất một năm rưỡi để đọc hết những cuốn sách này). Sách có tổng cộng 1.458 “trang”, mỗi mặt đều có khoảng 80 – 100 dòng chữ. Ban đầu, nhà vua Min Don yêu cầu phải khắc toàn bộ bản kinh bằng vàng lên những phiến đá này. Đây là một nhiệm vụ không hề đơn giản khiến những người chép đã phải mất 3 ngày để khắc chữ lên hai mặt của phiến đá. Sau đó, các thợ xây phải mất cả ngày để khắc được 16 dòng và cuối cùng là mạ vàng. Tuy nhi ên sau này thời kì quân đội Anh xâm lược vùng đất này, vàng bạc đá quý đã được gỡ hết khỏi các phiến đá vì không muốn bị rơi vào tay thực dân. Qua những biến cố của lịch sử, “Thánh điển Phật giáo” đã bị hư hại ít nhiều và vẫn chưa được khôi phục lại vẻ lộng lẫy như ban đầu. Qua nhiều lần phục chế, nhiều chữ vàng đã không còn, chỉ còn lớp muội đen hay những vệt khắc đá.

 

CHÙA KUTHODAW

CHÙA KUTHODAW

Nhờ công trình đặc biệt này, Chùa Kuthodaw đã được UNESCO công nhận vào năm 2013 là Di sản “Ký ức Thế giới” và trở thành một trong những địa điểm được thăm viếng nhiều nhất ở Mandalay.

https://trungluu.com/

https://trungluu.com/tin-tuc/

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *