Những điều bạn cần biết để chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả

Nhà vệ sinh là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nước, chính vì vậy, thi công chống thấm cho khu vực này là bước làm vô cùng cần thiết và quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ gửi đến bạn tất cả những thông tin cần thiết về chống thấm nhà vệ sinh, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân gây tình trạng thấm dột nhà vệ sinh là gì?

Nhà vệ sinh bị thấm dột là tình trạng hết sức phổ biến và thường gặp, trước khi tìm hiểu về giải pháp chống thấm hiệu quả, hãy cùng chúng tôi tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này nhé!

Chống thấm nhà vệ sinh 1

+ Nhà vệ sinh thấm dột do quá trình thi công không đạt chất lượng, sàn và mái không được chống thấm kỹ hoặc thực hiện chống thấm không đúng kỹ thuật.

+ Hệ thống đường nước (ống dẫn nước, thoát nước) bị bục vỡ và không được xử lý kịp thời gây thấm dột nhà vệ sinh.

+ Mạch vữa của gạch lát nền không được xử lý kỹ khiến cho nước trên mặt sàn thấm xuống lớp nền bê tông.

+ Kết cấu nền nhà vệ sinh bị lún, đan thép thưa không đạt tiêu chuẩn, bồn cầu hoặc lavabo lắp đặt sai cách khiến cho nước xả bị thoát ra sàn,…

+ Tường nhà hoặc trần nhà bị nứt và không được xử lý kịp thời cũng là nguyên nhân gây tình trạng thấm dột nhà vệ sinh.

2. Những tác hại khi không thi công chống thấm nhà vệ sinh:

Nếu nhà vệ sinh không được xử lý chống thấm kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả sau:

+ Công trình nhanh chóng xuống cấp gây mất an toàn cho người sử dụng.

+ Xuất hiện nấm mốc, rong rêu và các vi sinh vật phát triển vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người trong gia đình bạn.

+ Gây mùi hôi khó chịu cho khu vực nhà vệ sinh.

+ Bạn sẽ tốn nhiều chi phí tu sửa, xử lý thấm dột nếu không thực hiện thi công chống thấm ngay từ khi mới xây dựng công trình.

Chống thấm nhà vệ sinh 2

Những vị trí dễ xuất hiện tình trạng ẩm mốc và thấm dột trong nhà vệ sinh mà bạn cần chú ý như:

+ Chân tường, phần tiếp giáp giữa sàn nhà vệ sinh và tường đứng.

+ Cổ ống xuyên sàn: Đây là vị trí dễ xuất hiện thấm dột nếu có nước xả rò rỉ trong quá trình sinh hoạt.

+ Những vị trí trên sàn bê tông nền nhà vệ sinh bị nứt, góc trần nhà vệ sinh hoặc phần tường tiếp xúc trực tiếp ngoài trời.

>> Xem thêm:  Sơn chống thấm nhà vệ sinh có giúp chống thấm hiệu quả không?

3. Một số vật liệu chống thấm nhà vệ sinh mang lại hiệu quả cao:

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh, tuy nhiên bạn có thể tham khảo những gợi ý của chúng tôi dưới đây:

3.1. Sử dụng Sika để chống thấm cho nhà vệ sinh:

Sika là một vật liệu chống thấm vô cùng quen thuộc và được nhiều hộ gia đình tin tưởng lựa chọn vì nó mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như:

+ Dễ dàng trộn, quét lên các vị trí cần chống thấm.

+ Khả năng bám dính tốt, có thể bắc cầu các vết nứt do kết cấu sánh mịn và bền vững, lớp Sika không bị bong tróc sau nhiều năm sử dụng.

+ Có khả năng ngăn nước thấm, giúp bảo vệ kết cấu công trình một cách hoàn hảo.

+ Tiết kiệm thời gian thi công do không cần thêm nước khi quét.

+ Giá thành rẻ hơn so với nhiều loại vật liệu chống thấm khác trên thị trường.

Chống thấm nhà vệ sinh 3

3.2. Sử dụng nhựa đường chống thấm cho nhà vệ sinh:

Chống thấm nhà vệ sinh 4

Nhựa đường là vật liệu chống thấm truyền thống đối với nhiều hộ gia đình, hiện nay loại vật liệu này vẫn là sự lựa chọn hàng đầu do những tính năng như:

+ Khả năng bám dính mạnh, có tuổi thọ lên tới hàng chục năm, ngăn nước tuyệt đối.

+ Có khả năng đàn hồi tốt, chịu được nhiệt độ cao và sự biến thiên nhiệt độ lớn.

+ Có khả năng bắc cầu các vết nứt, trám bít các khe hở tốt.

+ Có thể chịu lực lớn, do đó thích hợp trong môi trường có áp lực nước lớn.

+ Giá thành rẻ, thi công nhanh chóng và dễ dàng, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật khi thi công chống thấm.

3.3. Chống thấm nhà vệ sinh bằng composite:

Composite là vật liệu được tổng hợp từ sợi Polyme, sợi amiang, sợi thủy tinh, sợi silic và một số kim loại khác như thép, đồng, nhôm nên có kết cấu rất chắc chắn và bền vững:

+ Có khả năng chịu mài mòn và chịu lực tốt, chịu được nhiệt độ cao từ môi trường.

+ Khả năng chống thấm nước vượt trội, độ bền lên tới 20 năm.

+ Thi công dễ dàng, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và không đòi hỏi nhiều nhân công.

+ Không sử dụng hóa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Chống thấm nhà vệ sinh 5

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về chống thấm nhà vệ sinh, mong rằng qua bài viết này, bạn có thể nhận được thêm những kiến thức hữu ích để xây dựng công trình của nhà mình ngày càng bền đẹp hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhất, chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng bạn!

>> Gợi ý cho bạn:

 

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *