Những quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp và các vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất, luôn được Nhà nước đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ những pháp lý này.
Để đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch dân sự, chuyển nhượng đất nông nghiệp phải tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Những quy định đó là gì? Các bạn tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn.
Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp
Theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013, người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Đất hiện không có tranh chấp.
- Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên.
- Đất hiện vẫn nằm trong thời hạn sử dụng đất.
- Việc chuyển nhượng sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai có thẩm quyền.
Một số trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp
Các trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì không được nhận quyền chuyển nhượng.
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt,… nếu không sinh sống trong khu vực đó.
Thủ tục chuyển nhượng đất nông nghiệp
Hai bên chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp đến văn phòng công chứng hoặc Ủy ban Nhân dân xã phường để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Hồ sơ gồm có:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chứng minh Nhân dân.
- Hộ khẩu của các bên.
- Giấy tờ khác (nếu có).
Sau khi làm thủ tục công chứng, các bên có thể liên hệ với văn phòng đăng ký nhà đất để hoàn thiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trình tự chuyển nhượng đất nông nghiệp
Trình tự chuyển nhượng đất, được quy định theo Điều 79 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:
Trường hợp thực hiện quyền sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì đề nghị thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ.
Theo đó, sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được ký kết có chứng nhận của tổ chức công chứng, thì nộp hồ sơ đăng ký biến động, sang tên tại văn phòng đăng ký thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ để thực hiện chuyển nhượng.
Hồ sơ gồm:
- Đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng đất nông nghiệp (đã công chứng).
- Giấy chứng nhận sử dụng đất.
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của các bên tham gia chuyển nhượng.
- Tờ khai các lệ phí trước bạ.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân của đôi bên chuyển nhượng.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì thực hiện:
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu tài chính theo quy định.
- Xác nhận nội dung biến động vào giấy chứng nhận đã được cấp theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Trên đây là những quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp được Nhà nước quy định. YouHomes hy vọng bạn đọc sẽ tham khảo được những thông tin bổ ích để có những phương án phù hợp với trường hợp nhận chuyển nhượng của mình.
Xem thêm:
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư chuẩn, mới nhất 2020
Có nên mua đất Hoàng Mai?
Cách dùng máy xới đất hiệu quả: https://bestcultivator.org/how-to-prepare-soil-with-a-cultivator/