Tác dụng phụ của hoa tam thất: Những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này

       Chúng ta thường nói vui với nhau rằng: “Cái gì quá cũng không tốt” bởi bất kì sự vật gì tồn tại trên thế giới này đều có hai mặt của nó, các loại thảo dược cũng vậy và hoa tam thất lại càng không phải là một ngoại lệ. Nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu hết được tác dụng phụ của hoa tam thất?

1. Mô tả chung về hoa tam thất:

       Ngày này, nhiều người có thói quen sử dụng hoa tam thất như một loại trà để uống hàng ngày, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu hết về loại thảo dược này.

       Trong Đông y, hoa tam thất có vị ngọt hơi đắng, tạo hương vị nhặng đặc trưng, có tac dụng ứ huyết, giảm đau, tăng cường sức lực lao động, tăng sức đề kháng, không gây tăng áp và tác dụng lên hệ nội tiết, thường được dùng trong các trường hợp nôn ra máu, chảy máu cam, băng huyết. Đặc biệt đây là vị thuốc quan trọng trong điều trị các vết thương ngoài da do dao đâm…Ngoài ra, hoa tam thất còn có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp trong thời gian ngắn và có tác dụng kháng viêm, trấn tĩnh an thần, sáng mắt, giảm béo, hạ mỡ máu, chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch.

 

Tác dụng phụ của hoa tam thất: Những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này

 

2. Tác dụng phụ của hoa tam thất:

       Mặc dù lành tính là thế, bổ là thế nhưng hoa tam thất vẫn xảy ra một số tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách và hợp lí.

       Tác dụng phụ của hoa tam thất thường thấy là đau bụng, chóng mặt, buồn nôn…Những tác dụng phụ này thường xảy ra do sử dụng quá liều hoặc không đúng cách. Do hoa tam thất có khả năng thanh lọc máu, hạ huyết áp tốt. Nhưng uống trà hoa tam thất quá nhiều sẽ làm hạ đường huyết, tụt huyết áp đột ngột nên gây ra các triệu chứng trên. Khi gặp các triệu chứng và biểu hiện này, bạn cần dừng sử dụng loại thảo dược này lại sau đó đến bệnh viện để xử lí kịp thời.

       Không thể phủ nhận rằng, vào những ngày hè nóng nực như thế này thì chính là thời điểm mà hoa tam thất lên ngôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng được loại thảo dược này. Các trường hợp không nên sử dụng hoa tam thất như:

           – Người thuộc thể trạng hàn, bị cảm lạnh, thường thấy lạnh, hay đại loại như vậy thì với loại thực phẩm có tính mát như hoa tam thất thì sẽ khiến người đã lạnh sẽ càng cảm thấy lạnh hơn.

Tìm hiểu về các bài thuốc trị mất ngủ- ưu và nhược điểm của chúng

Tác dụng phụ của hoa tam thất: Những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này

           – Đối tượng tiếp theo không nên sử dụng loại dược phẩm này là các bạn nữ đang trong thời kì “đèn đỏ”. Theo kinh nghiệm, phụ nữ trong thời kì hành kinh không nên sử dụng những đồ có tính mát hoặc lạnh. Không những thế, hoa tam thất còn có tác dụng ứ huyết nên có thể khiến kinh nguyệt ra qua nhiều. Vậy nên nếu vẫn muốn sử dụng loại nước này trong ngày “đèn đỏ” thì nên hỏi sự hướng dẫn từ phía các thầy thuốc.

           – Phụ nữ có thai tuyệt đối không nên sử dụng thường xuyên tự ý sử dụng hoa tam thất và các loại thảo dược khác từ cây tam thất vì tác dụng hoạt huyết của nó có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi.

           Mỗi loại tam thất đều có một đặc tính chữa bệnh riêng biệt vậy nên không nên dùng lẫn lộn để tránh chữa “lợn lành thành lợn què”.

Tìm hiểu 7 cách giảm mỡ đùi tại nhà hiệu quả

Tác dụng phụ của hoa tam thất: Những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thảo dược này

           Hoa tam thất chủ yếu được sử dụng gần đây với nhiều tác dụng được nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học và theo kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để tránh được những tác dụng phụ của hoa tam thất để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

        

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *