Hướng dẫn chống thấm trần thạch cao cực chi tiết!

Trần thạch cao bị thấm dột là hiện tượng đã không còn quá xa lạ với nhiều gia đình ở Việt Nam hiện nay. Tình trạng này đã dẫn đến rất nhiều vấn đề rắc rối cho các chủ nhà, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nhà ở, độ an toàn của công trình mà còn làm suy giảm tính thẩm mỹ của không gian với những vết ố, mảng bám rêu mốc ngập tràn. Vậy, một quy trình chống thấm trần thạch cao đầy đủ sẽ bao gồm những bước gì? Chống thấm cho trần thạch cao như nào để triệt để nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây thấm nước ở trần thạch cao

chống thấm trần thạch cao hình 1

Để xác định được phương pháp chống thấm trần thạch cao phù hợp nhất, trước tiên, bạn cần nắm được những tác nhân gây ra hiện tượng thấm dột ở trần thạch cao của nhà mình. Có 3 nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này, cụ thể là:

Do các tác động từ hơi ẩm trong không khí xung quanh của môi trường. Khí hậu Việt Nam có đặc thù là nóng ẩm, lượng mưa lớn, trừ những thời điểm khô đặc trưng trong năm, các tác động từ độ ẩm và lượng mưa của thời tiết luôn đóng vai trò to lớn trong quá trình dẫn đến thấm dột ở mọi công trình.

Do trần thạch cao và sàn mái không được thi công xử lý, có các biện pháp chống thấm phù hợp, không tránh được sự hư hại khi nước thấm qua mái nhà và trần thạch cao

Chất lượng thi công trần nhà kém chất lượng, nhiều vết nứt vỡ, chân chim, tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào dễ dàng hơn.

2. Vật liệu chống thấm cho trần thạch cao

chống thấm trần thạch cao hình 2

Đối với quy trình chống thấm trần thạch cao, có rất nhiều vật liệu có thể ứng dụng vào thi công, tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là các loại hóa chất chống thấm tồn tại ở dạng lỏng hoặc màng khò nóng. 

Sau khi thi công hoàn thiện quy trình chống thấm cho trần bằng các hóa chất chuyên dụng này, để hiệu quả chống thấm được tăng thêm, đồng thời, cải thiện tính thẩm mỹ cho không gian, bạn có thể áp dụng thêm các sản phẩm sơn chống thấm từ sơn JYMEC – hãng sơn của người Việt, với những ưu điểm tuyệt vời trong bảo vệ, ngăn ngừa thấm nước, độ che phủ tốt, đảm bảo chất lượng cho công trình của bạn luôn ở mức tốt nhất. 

>> Xem thêm: 

3. Quy trình chống thấm trần thạch cao chi tiết nhất

chống thấm trần thạch cao hình 3

Sau khi xác định được nguyên nhân, khu vực thấm dột và chọn được phương pháp chống thấm phù hợp, bạn có thể tiến hành bắt tay vào thi công chống thấm. Quy trình chống thấm cụ thể cho trường hợp thấm dột trần từ trên xuống bao gồm các bước:

  • Khắc phục sự cố, nguyên nhân và nguồn nước gây ra hiện tượng thấm dột cho trần nhà, thường là do sự cố từ máng thoát nước hoặc thấm nước từ sân thượng
  • Sử dụng băng keo chống thấm để xử lý, bịt kín các vết nứt vỡ, chân chim, hạn chế và tránh để nước xuyên qua các vị trí này
  • Tiến hành pha hóa chất chống thấm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất và thi công, hoặc sử dụng màng khò nóng chống thấm cho trần.
  • Thi công thêm một lớp sơn chống thấm cho trần nhà sau khi đã hoàn thiện thi công hóa chất chống thấm chính để gia tăng thêm hiệu quả xử lý chống thấm, đồng thời, cải thiện tính thẩm mỹ cho bề mặt thi công của trần thạch cao nói riêng và toàn bộ không gian thi công nói chung. 

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, quy trình này chỉ có thể khắc phục chống thấm cho trần nhà một cách cơ bản nhất. Nếu trần thạch cao nhà bạn bị thấm dột ở mức độ quá nặng, cách tốt nhất cho công trình của bạn chính là chi ra một khoản tiền để thay thế cho trần nhà hư hại bằng một lớp trần thạch cao mới hoàn toàn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quy trình chống thấm trần thạch cao đầy đủ chi tiết muốn gửi tới bạn qua bài viết này. Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ thực hiện xử lý thấm dột cho trần thạch cao của mình một cách triệt để nhất có thể, lấy lại được vẻ đẹp của lớp trần thạch cao đã mất. 

>> Xem thêm: Sơn chống thấm cao cấp JYMEC – Bảo vệ tối đa cho công trình của bạn

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *