Trường hợp nào được xem là đang đóng BHXH để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Khi tra cứu bảo hiểm xã hội việt nam, người lao động sẽ có thể biết được thời gian tham gia bảo hiểm xã hội cũng như thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của bản thân. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp đã đóng đủ thời gian nhưng vẫn không được nhận trợ cấp thất nghiệp vì các lý do liên quan đến việc đóng BHXH ở tháng liền kề tháng chấm dứt hợp đồng.
Vì vậy, bài viết sau đây sẽ chỉ ra các trường hợp được xem là đang đóng BHXH để hưởng trợ cấp thất nghiệp để người lao động có thể biết mình đã đủ điều kiện để tiếp cận nguồn hỗ trợ quan trọng này hay chưa.

1. Thời gian đóng BHXH bao lâu để được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Theo quy định thì, để được hưởng Trợ cấp thất nghiệp thì, người lao động cần:

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc với loại hợp đồng có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. 

Tuy nhiên theo điểm 1.7 khoản 1 điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Nghĩa là vẫn sẽ có trường hợp người lao động đóng Bảo hiểm thất nghiệp được 11 tháng, nhưng đến tháng thứ 12, thì chưa làm đủ và chưa hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên thì coi như tháng thứ 12 chưa đóng BHXH cũng như bảo hiểm thất nghiệp. Họ sẽ không đạt đủ yêu cầu để hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2. 05 trường hợp được xem là đang đóng BHTN để nhận trợ cấp thất nghiệp

Vậy các trường hợp nào sẽ được xem như đang đóng BHTN để nhận trợ cấp thất nghiệp? Theo Khoản 4 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội; 

Trường hợp 2: Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội

Trường hợp 3: Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội 

Hóa đơn điện tử có định dạng như thế nào?

Trường hợp 4: Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội 

Những quy định về hóa đơn điện tử theo dự thảo mới

Trường hợp 5: Người lao động có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị và được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận trên sổ bảo hiểm xã hội.

Như vậy sẽ có 5 trường hợp như trên được xem là đang đóng BHXH để được nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần lưu ý kỹ để biết được mình đã đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hay chưa. 

Author: administrator

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *